3 lý do vì sao nên trồng cây Kè Bạc cho không gian sang trọng
Cây kè bạc là loại cây cảnh có giá trị thẩm mỹ cao. Cây có tán lá rộng, xanh mát, tạo bóng râm tốt, có khả năng chịu hạn tốt, có thể chịu được nhiệt độ cao và gió mạnh.
1. Giới thiệu sơ lược về cây Kè Bạc
Cây Kè Bạc được xem là một loài cây quý nhập nội và được trồng phổ biến tại Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loài cây này tại khuôn viên các công viên, khu đô thị, bệnh viện,… hoặc thậm chí là sân vườn.
Xét về nguồn gốc Kè bạc, loài này thuộc họ Cọ (Arecaceae), có tên khoa học là Bismarckia nobilis. Kè Bạc xuất xứ từ Madagasca – một quốc đảo trên Ấn Độ Dương nổi tiếng với đa dạng phân loài thực vật độc đáo. Tại đây, Kè Bạc cùng với hơn 165 loài cùng họ Cọ khác sinh sống rải rác khắp vùng đồng bằng cao nguyên trung tâm, vị trí gần bờ biển phía Tây và phía Bắc, trong các thảo nguyên có thấp và có đất đá ong. Có thể thấy với điều kiện khô hạn của những vùng đất này, loài Kè Bạc có thể thích nghi tốt với nơi có nhiệt độ cao.
Ngày nay, Kè Bạc được trồng khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với điều kiện khí hậu thuận lợi. Đồng thời sẽ bị ảnh hưởng với thời tiết quá lạnh (dưới 0 độ C). Có thể kể đến một số vùng ưa chuộng trồng cây Kè Bạc tiêu biểu như Indonesia, Australia, một số khu vực tại nước Mỹ như Florida, Nam Califonia, Nam và Đông Nam Texas,…
2.1 Đặc điểm hình thái
- Chiều cao: Cây Kè Bạc là một loài cây phát triển chậm. Trong môi trường trồng trọt, chúng cần 5 năm để đạt đến chiều cao từ 1 – 5m tính cả lá. Những cây trưởng thành có thể đạt tối đa 15 – 18m, có khi lên tới 20m trong tự nhiên. Tuy nhiên, với điều kiện trồng trọt, chúng thường không vượt quá 12m.
- Thân cây: Thân Kè Bạc có hình trụ và kích thước nhỏ dần từ gốc lên ngọn. Cây có đường kính khoảng từ 30 – 45cm. Tương tự như các loài cây họ cọ khác, trên thân cây cũng có các vết sẹo còn sót lại do bé lá rụng. Tuy nhiên, các vết này thường không in dấu đậm như những loài cau, dừa khác.
- Lá Cây: Kè Bạc có lá hình tròn và rẻ thành nhiều răng cưa trên đầu bẹ lá. Cuống lá có thể đạt chiều dài lên tới 2 – 2,5m. Sở dĩ gọi là Kè Bạc vì bẹ lá và lá đều phủ một sắc xanh xanh lá cây bạc màu.
- Rễ cây: Kè Bạc là cây rễ chùm. Rễ cây mọc dày bao quanh phần gốc và phát triển ra xa gốc gây. Điều này giữ cây đứng vững khi sở hữu một thân hình to lớn.
2.2 Đặc điểm sinh thái
- Tốc độ sinh trưởng: Kè Bạc là cây lâu năm nên có tốc độ phát triển chậm. Cây tạo cảnh quan đẹp nhất khi đạt trên 3m. Lúc này, tán cây đã xòe to và thân cây cũng lộ ra đẹp mắt.
- Điều kiện ánh sáng: Loài cây này ưa nắng và có khả năng chịu hạn. Vì vậy, cây cần được trồng ở những nơi có ánh nắng trực tiếp, nắng nhiều và không bị che khuất. Bên cạnh đó, màu lá của cây phụ thuộc một phần vào lượng nắng mà cây nhận được. Trường hợp chỉ trồng cây ở điều kiện nắng bán phần, màu bạc của cây sẽ giảm đi. Cây sẽ chết dần nếu trồng ở nơi bóng râm hoàn toàn.
- Điều kiện đất trồng: Kè Bạc sinh trưởng tốt nhất khi trồng ở điều kiện đất thịt. Hoặc nếu trường hợp đất kém dinh dưỡng thì người trồng cần bổ sung thêm giá thể tro, xơ, phân hữu cơ,… để giúp cây phát triển mạnh mẽ hơn.
- Khả năng chịu ngập úng: Kè Bạc là cây chịu hạn nhưng không chịu được tình trạng ngập úng.
3. Cần phân biệt cây Kè Bạc và cây Kè Ta
Nhiều bạn đọc có thể nhầm lẫn giống cây Kè Bạc và Kè Ta. Đây đều là những giống cây trồng ngoại thất đẹp và sang trọng. Song, chúng ta cần nhận biết chuẩn xác để có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.
Phân biệt | Kè ta | Kè Bạc |
---|---|---|
Nguồn gốc | – Kè Ta còn gọi là Kè Đỏ, tên khoa học là Livistona rotundifolia. – Cây có nguồn gốc trong nước, đặc biệt là tại các vùng đồi trung du phía Bắc và khu vực miền Trung. | – Kè Bạc là cây nhập khẩu. – Có nguồn gốc Châu Mỹ, tên khoa học là Bismarckia nobilis. |
Hình thái | – Thân nhỏ. – Cây cao đến 20m, đơn thân. – Trên thân cây có nhiều gay dày do bẹ lá cũ rụng để lại. – Lá hình quạt lớn, dài đến 2m. – Lá có màu xanh thông thường. – Hoa lưỡng tính. | – Thân hình trụ, thấp. – Bẹ lá dài, quạt lá lớn tròn và chia thùy ở đỉnh bẹ. Tán lá to hơn so với lá Kè ta. – Bẹ lá và lá có màu xanh bạc. |
Đặc điểm sinh thái | Cả 2 loài cây đều có ưa nắng, có khả năng chịu hạn và nhu cầu nước trung bình. |
4. Lý do nên trồng cây Kè Bạc
4.1 Tôn tạo cảnh quan
Cây Kè Bạc có dáng thấp, thân trụ vững chãi, tán lá xòe rộng và màu bạc rất nổi bật. Đặc biệt với khả năng ưa nắng, chịu nhiệt, loài cây này vô cùng thích hợp để trồng tạo cảnh quan tại các công trình công cộng như công viên, bệnh viện, cơ quan hành chính, và các công trình nhà ở, khu đô thị. Trồng Kè Bạc mang đến vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và khẳng định gu thẩm mỹ của gia chủ.
Kè Bạc tỏa tán lá rộng nên có thể trồng ở những khu vực có không gian vừa và lớn. Bạn có thể trồng trực tiếp xuống đất, tạo tiểu cảnh hoặc trồng trong chậu đều được.
4.2 Cây che bóng mát
Kè Bạc có thể trồng thành các bụi để tạo bóng mát trong công viên, khu vui chơi, resort hay sân vườn. Những tán lá ro và rộng sẽ giúp gia chủ có cảm giác dễ chịu hơn vào những thời điểm nắng gắt.
4.3 Cây lọc không khí
Theo nhiều nghiên cứu, cây Kè Bạc có công dụng lọc không khí rất tốt. Lá Kè Bạc xòe rộng giúp cây dễ dàng quang hợp, nhờ đó có thể điều hòa không khí trở nên trong lành hơn. Vì vậy, các khu công nghiệp, khu đô thị hoặc đường phố lựa chọn trồng Kè Bạc là quyết định hợp lý.
4.4 Ý nghĩa phong thủy
Nhiều bạn đọc cũng quan tâm về mặt phong thủy khi trồng cây Kè Bạc. Loài cây này sở hữu thân hình với những chùm rễ vững chãi, tán lá xòe rộng vươn dài. Vì thế, trồng Kè Bạc có thể giúp gia chủ điều hòa vận khí, triệt tiêu đi các luồng không khí xấu, che chở gia đình và mang đến tài lộc cho gia chủ.
5. Cây Kè Bạc có dễ sống không?
Đặc điểm cây Kè Bạc chịu được ở cả điều kiện sống khô cằn nên bạn đọc không cần quá lo lắng khi chọn trồng Kè Bạc. Người chuẩn bị trồng Kè Bạc chỉ cần lưu ý một số điều như sau:
5.1 Lưu ý khi trồng cây Kè Bạc
- Kè Bạc có thể sống trên nhiều điều kiện đất khác như, song với đất giàu dinh dưỡng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn.
- Chọn vùng đất thịt lẫn cát pha giúp đất dễ dàng thoát nước mà vẫn giữ được độ ẩm nhất định.
- Vị trí trồng cây nên ở những nơi nhiều ánh nắng mặt trời.
- Cây sẽ phát triển tán lá rộng hơn nên tốt nhất hãy trồng cây với mật độ cách xa nhau khoảng 5m.
5.2 Cách chăm sóc cây Kè Bạc
- Quá trình trưới nước rất quan trọng. Trong khoảng thời gian đầu, bạn cần tưới định kỳ 3 – 4 lần/tuần. Tưới đẫm đất và tuyệt đối không tưới vào buổi trưa.
- Mùa mưa có thể không cần tưới nước.
- Bạn có thể bón phân chuồng đã hoai mục, phân xanh, phân trùn quế, rác mục,… đều tốt cho cây sinh trưởng. Vì khi mới trồng cây, đát đã được trộn đủ dinh dưỡng nên bạn chỉ cần bón tiếp vào khoảng 2 – 3 tháng sau.
- Phun thuốc bảo vệ thực vật giúp bảo vệ cây khỏi sâu cuốn lá, bọ nẹt, rầy hoặc nhện.
- Giai đoạn sau khi cây đã phát triển ổn định, người chăm sóc có thể tỉa bớt bẹ lá khô già rũ xuống để cây trông đẹp mắt hơn.
6. Mua cây Kè Bạc ở đâu uy tín, chất lượng đảm bảo?
Lựa chọn một cây Kè Bạc phù hợp và chất lượng để tạo cảnh quản trong vườn có thể sẽ khó khăn đối với người chưa có kinh nghiệm về loài cây này. Vậy, bạn đọc có thể cân nhắc Nhà Vườn Hưng Thịnh – địa chỉ chuyên trồng và cung cấp cây kè bạc và cây xanh nhập khẩu từ Thái Lan chất lượng:
- Quy mô vườn rộng, nhiều sự lựa chọn Kè Bạc giống, cây trưởng thành nhiều kích cỡ.
- Nhà vườn lâu năm, kinh nghiệm trong nghề dày dặn với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản.
- Tư vấn nhiệt tình, hỗ trợ kỹ thuật trồng và cách chăm sóc.
- Chuyên thi công cây cho nhiều công trình đô thị, khu công nghiệp, resort lớn nhỏ trên cả nước.
- Vận chuyển cây toàn quốc bằng xe đầu kéo, xe 18 tấn.
Trên đây là tất tần tật mọi thông tin hữu ích về cây Kè Bạc cùng những giá trị mà cây mang lại. Nếu cần tư vấn thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ hotline 0888 733 300 để Nhà vườn hỗ trợ bạn nhanh chóng!
NHÀ VƯỜN HƯNG THỊNH
- Địa chỉ: 178 Tỉnh lộ 8, Tân An Hội, H.Củ Chi, TP Hồ Chí Minh
- Hotline/Zalo: 0888 7 33300
- Website: https://vuonhungthinh.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/hungthinh0888733300/