Trồng cây Lựu đỏ Ấn Độ và giá trị không ngờ từ cây đến trái

Trồng Lựu đỏ Ấn Độ mang đến những lợi ích khủng như thế nào? Cách trồng và chăm bón có dễ không? Trồng bao lâu thì cây ra trái? Giải đáp mọi vấn đề về giống cây này qua bài viết dưới đây!

1. Giới thiệu sơ lược về Lựu đỏ Ấn Độ

Lựu đỏ Ấn Độ là một giống thuộc phân loài Thạch Lựu – Pomegranate (Tên khoa học: Punica granatum). Thạch Lựu là loài cây ăn quả có thân gỗ nhỏ, nguồn gốc từ thời cổ đại, trồng tại khu vực Tây Nam Á. Sau này chúng được trồng rộng rãi hơn tại nhiều nước trên thế giới.

Lựu đỏ Ấn Độ
Lựu đỏ Ấn Độ – Ảnh: xermark/Shutterstock

Lựu đỏ ngày nay phát triển rất nhiều giống loài đa dạng màu sắc và hương vị. Trong đó có các giống khá nổi tiếng và cho nhiều giá trị. Có thể kể đến một số giống Lựu đỏ được ưa chuộng tại Việt Nam những năm gần đây như Lựu đỏ Ấn, Lựu Thái, Lựu Peru, Lựu lùn Ai Cập,… Trong đó, Lựu đỏ Ấn Độ là một trong các giống lựu cho ra sản lượng sản xuất cũng như xuất khẩu bậc nhất trên thế giới. Những năm gần đây, nhiều nhà vườn cũng đã nhập khẩu và nhân giống thành công Lựu Ấn Độ tại Việt Nam.

2. Đặc điểm cây Lựu đỏ Ấn Độ

2.1 Đặc điểm hình thái

  • Thân cây: Lựu đỏ Ấn Độ có thân gỗ dạng bụi tương tự như cây nho thân gỗ. Đặc biệt, tùy theo độ tuổi mà giống cây này có sự thay đổi màu sắc và hình dáng của thân cây. Cây có màu xám đỏ hình trụ vuông khi còn non. Khi trưởng thành, thân cây chuyển dần sang màu xám và hình trụ tròn. Lựu là loài cây thân thấp. Điển hình là giống Lựu Ấn Độ trưởng thành chỉ cao khoảng 3 – 5m.Một số giống lùn chỉ cao tối đa 1,2 – 2m. Thân cây hầu như không có gai, nhánh cây mọc tỏa ra từ gốc tạo thành bụi, các nhánh cây non vươn dài và dẻo dai.
  • Lá cây: Bộ phận lá là đặc điểm nhận dạng đặc trưng nhất giữa Lựu đỏ Ấn với các giống Lựu đỏ khác. Lựu Ấn Độ có lá màu xanh thẫm, hình dáng thon dài, phiến lá nhẵn bóng. Lá mọc đơn và đối xứng nhau. Đặc biệt, đầu lá nhọn và bên dưới lá có màu nâu đỏ.
  • Hoa Lựu: Cây Lựu nói chung đều có hoa nở tập trung vào mùa hè. Hoa to nhiều cách, có thể mọc đơn độc hoặc mọc thành chùm ở phần nách lá. Lựu đỏ Ấn Độ có sắc hoa đỏ tươi, cũng có hoa màu đỏ tía. Vào mùa hoa, cây Lựu sẽ trông rất nổi bật và đẹp mắt.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lựu đỏ Ấn Độ
Hoa Lựu màu đỏ rực bắt mắt
  • Quả Lựu: Cây Lựu đỏ Ấn Độ cho ra quả to, màu đỏ rực và mọng nước. Khi chín, vỏ sẽ có màu xanh hoặc màu đỏ tùy theo đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu. Trái lựu có kích thước khoảng 300 – 500gram/quả. Hạt Lựu mọng, ngọt thơm và giàu dinh dưỡng.

2.2 Đặc điểm sinh thái

Cây Lựu đỏ Ấn Độ chịu nắng tốt, điều kiện phát triển lý tưởng ở nhiệt độ 25 – 35 độ C. Cây dễ trồng, dễ chăm và phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta.

Giống cây này có tốc độ sinh trưởng nhanh và có thể cho ra trái chỉ sau 1,5 năm trồng. Trồng càng lâu thì kết trái càng nhiều. Cây Lựu thu hoạch quanh năm. Nhưng ra hoa và kết trái nhiều nhất là vào mùa hè, từ tháng 2 đến tháng 5. Đặc biệt, khoảng thời gian cây ra hoa đến khi quả chín (quả màu đỏ đậm) có thể thu hoạch chỉ mất khoảng 1 tháng.

Cây Lựu đỏ Ấn Độ chịu nắng tốt, điều kiện phát triển lý tưởng ở nhiệt độ 25 - 35 độ C. Cây dễ trồng, dễ chăm và phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta.

3. Giá trị cây Lựu đỏ Ấn Độ trong đời sống

3.1 Trồng cảnh

Lựu đỏ Ấn Độ sở hữu đặc điểm hình thái đẹp mắt. Cây trưởng thành cho tán cây xum xuê và tỏa bóng mát. Đặc biệt, hoa đỏ mọc thành từng chùm nổi bật nở quanh năm. Trái đỏ thẫm rất ấn tượng ngay cả khi nhìn từ xa. Đặc biệt, dù chúng ta trồng loài cây nằm trong chậu hay trực tiếp ra đất thì cây vẫn có khả năng đơm hoa kết trái tốt. Vì vậy, bên cạnh trồng cây lấy quá, nhiều gia đình vẫn yêu thích trồng Lựu Ấn Độ vì vẻ đẹp rực rỡ của chúng.

3.2 Giá trị kinh tế

Có thể nói đây là một trong những giống trái cây nhập khẩu được ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Trái đỏ tươi căng bóng, hạt căng mọng, ngọt thanh và thơm dịu. Bên cạnh đó là hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cũng như nhiều công dụng cho sức khỏe. Tùy vào thời điểm, loại trái này có giá dao động khoảng 300.000 – 350.000 đồng/kg. Với đặc điểm dễ trồng, dễ chăm bón và năng suất cao, Lựu Ấn Độ đang được nhân giống rộng rãi tại các vườn tại Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

3.3 Giá trị dinh dưỡng

Lựu đỏ Ấn Độ là nguồn dưỡng chất dồi dào và mang đến nhiều giá trị cho sức khỏe. Trong nước quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin C, vitamin E tốt cho da và đề kháng. Một số lợi ích sức khỏe khi ăn và uống nước ép Lựu mang lại có thể kể đến như:

  • Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.
  • Chất xơ trong Lựu đỏ tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ kiểm soát lượng Cholesterol xấu trong máu, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Lựu cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai, ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ.

Bên cạnh những lợi ích từ thành phần dưỡng chất mang lại, trong y học truyền thống còn ứng dụng Lựu đỏ để làm thuốc. Các bộ phận từ thân, rễ, lá, hoa đến quả đều có thể được điều chế để trị các bệnh như tiêu chảy, kiết lị, viêm đường hô hấp, tẩy giun, bệnh phụ khoa, giúp phụ nữ điều hòa kinh nguyệt,…

Cây Lựu đỏ Ấn Độ cho ra quả to, màu đỏ rực và mọng nước
Cây Lựu đỏ Ấn Độ cho ra quả to, màu đỏ rực và mọng nước – Ảnh: xermark/Shutterstock

3.4 Ý nghĩa phong thủy

Hình ảnh cây Lựu đỏ sắc và sai trĩu quả được tin là điềm may về tài lộc và may mắn. Trồng Lựu đỏ Ấn Độ trước nhà vừa làm đẹp sân vườn, vừa có thể điều hòa khí vận, vun đắp gia đạo bình an và thu hút vận may vào nhà.

4. Mẹo trồng và chăm sóc Lựu đỏ Ấn Độ sai hoa, trĩu quả

4.1 Đất trồng:

Lựu đỏ không yêu cầu điều kiện trồng và chăm sóc quá lý tưởng. Đây là loài cây chịu hạn và nhiệt độ thời tiết cao. Cây cũng không đòi hỏi nguồn đất tốt hay nhiều dinh dưỡng. Tuy vậy, để cây phát triển tốt thì nên trồng cây trên đất cát pha đã trộn phân mục, hoặc đất phù sa, đất có nhiều dưỡng chất. Trường hợp chọn trồng Lựu đỏ Ấn Độ trong chậu, ta cần phối trộn đất với tro trấu, xơ dừa nhằm tạo kết cấu thuận lợi cho đất thoát nước và rễ cây dễ hấp thu chất dinh dưỡng.

4.2 Tưới nước:

Mặc dù Lựu đỏ Ấn Độ dễ sống nhưng không chịu được úng nước. Vì vậy, bạn cần chú ý độ ấm của đất. Đặc biệt là trong thời cầy ra hoa. Tưới cây mỗi ngày 1 – 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều tối.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ảnh hưởng đến năng suất ra hoa kết quả
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ảnh hưởng đến năng suất ra hoa kết quả

Bên cạnh đó, vào mùa hè đất dễ gặp tình trạng khô hạn. Vì vậy, ta nên phủ lên gốc một lớp rơm rạ. Đặc biệt, không nên để cây bị thiếu nắng vì sẽ làm chậm quá trình ra hoa kết quả, thậm chí dẫn đến chết cây.

4.3 Bón phân

Bón phân cho cây với liều lượng hiệu quả sẽ giúp cây phát triển tốt, ra hoa thơm và kết trái năng suất. Vào mùa sinh trưởng, tuần suất bón phân dao động khoảng 15 – 20 ngày/lần). Bí quyết:

  • Nên bón nhiều lần với liều lượng thấp. Điều này sẽ tốt hơn bón một liều lượng cao nhưng ít lần. Bởi cây có thể bị ngộ độc, mất cân bằng dinh dưỡng khi bón phân quá liều.
  • Bón thêm phân hữu cơ đã hoai mục giúp cây ra hoa thơm và lâu tàn.
  • Trước khi cây ra nụ, chọn phân NPK với tỉ lệ P và K cao để cây cho hoa đều và đẹp.
  • Vào mùa đông thì nên bón phân lân, mối gốc khoảng 300 – 500gr.
  • Không nên bón nhiều đạm khi trồng loài cây này trong chậu, vì sẽ khiến cành dài ra nhưng ít hoa.

4.4 Cắt tỉa cây

Để cây tập trung phát triển những cành khỏe, người trồng cần thường xuyên tỉa đi những cành bị sâu bệnh, những cành khô. Ngoài ra, để cây ra hoa nhiều hơn, hãy cắt đi những cành dày và chồi nhọn. Đồng thời, cũng cần thường xuyên làm cỏ. Thời điểm thích hợp để làm cỏ là vào vụ xuân tháng 1 – 2, vụ thu tháng 8 – 9. Mỗi vụ làm cỏ một làm và xới gốc 2 – 3 lần/năm.

4.5 Phòng tránh sâu bệnh tấn công

Lựu đỏ Ấn Độ là giống cây dễ bị tấn công bởi rầy và rệp sáp. Để ngừa và diệt sâu bọ làm hại cây, bạn hãy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun sương vào ổ côn trùng vào sáng sớm, lúc chưa có nắng. Vài ngày sau đó, chúng ta sẽ thấy rệp chết và bong vỡ. Lúc này, hãy tưới nước cho sạch cây trở lại.

Cây Lựu Đỏ Ấn Độ Cổ Thụ vanh 100 cao trên 3m 1
Cây Lựu Đỏ Ấn Độ Cổ Thụ vanh 100 cao trên 3m 1

5. Lưu ý khi chọn mua Lựu đỏ Ấn Độ

Khi chọn mua cây Lựu đỏ Ấn Độ, bạn cần lựa những cây tươi tốt, lá xanh mướt và khỏe mạnh. Không nên chọn những cây Lựu có thân ốm yếu vươn cao, hoặc lá chuyển vàng. Những cây như vậy là thiếu dinh dưỡng và không có sức sống. Tình trạng này cần chăm bón vất vả hơn. Khi đem về cần tỉa tót cho ngắn lại, sau đó bón phấn để cây lên chồi mới. Khoảng 2 – 3 tuần thì cây hồi phục và khỏe lại như bình thường.

Ngoài ra, trường hợp chọn cây giống, nên chọn những cây khoảng 5 – 6 tháng tuổi, chiều cao khoảng 50 – 60cm là tốt nhất.

6. Nhà Vườn Hưng Thịnh – địa chỉ cung cấp cây nhập khẩu uy tín toàn quốc

Lựu đỏ Ấn Độ là giống cây nhập khẩu nên việc lựa chọn cây trồng và kỹ thuật chăm sóc rất quan trọng. Người mua cần hết sức lưu ý về những yếu tố như nguồn gốc xuất xứ, chất lượng cây. Bởi đây là những điều ảnh hưởng lớn đến năng suất ra hoa và đậu quả.

Để nhận tư vấn kỹ về giống cây Lựu đỏ Ấn Độ, bạn đọc có thể liên hệ Nhà Vườn Hưng Thịnh – đơn vị chuyên trồng và thi công cây xanh, cây ăn trái nhập khẩu.

  • Chuyên gia nhân giống các giống cây ngoại nhập chất lượng.
  • Tư vấn kỹ thuật trồng và chăm bón cây đúng cách, chuyên nghiệp.
  • Phân phối Lựu Ấn Độ cổ thụ, Lựu lùn Ấn Độ và cây giống với giá cực tốt.
  • Nhà vườn quy mô lớn, đã thi công nhiều công trình cây xanh trên cả nước.
  • Vận chuyển toàn quốc với xe đầu kéo hoặc xe 18 tấn nhằm đảm bảo chất lượng của cây khi về đến nơi.

Nếu bạn quan tâm về Lựu đỏ Ấn Độ và cách chăm bón cụ thể, vui lòng liên hệ ngay hotline 0888 733 300 để Nhà Vườn Hưng Thịnh tư vấn nhanh chóng!

NHÀ VƯỜN HƯNG THỊNH

Có thể bạn quan tâm

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0888 733 300